Có nhiều người bệnh chia sẻ với Nhà Thuốc Nguyễn Khoa rằng: Nhiều lúc căng thẳng “chạy việc” cho kịp tiến độ thì lại ít nhiều bị sao lãng, phân tâm và phải lên giường nằm nghỉ sớm. Hoặc có những lần gặp mặt cùng anh em chiến hữu thì bị mất lửa cuộc vui vì kẻ phá bĩnh đáng ghét này…

1. Một số triệu chứng bạn thường gặp phải khi bị đau dạ dày

Triệu chứng thường thấy của đau dạ dày

1.1 Đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị.

Đây là triệu chứng cơ bản nhất, thường gặp nhất của bệnh nhân đau dạ dày. Trong đó đau vùng thượng vị là đau ở khoảng trên rốn, dưới các xương sườn. Bệnh nhân đau dạ dày thường bị đau sau ăn 2-3 giờ hoặc đau vào ban đêm. Ở giai đoạn sớm, các cơn đau có tính “chu kì”: tập trung thành đợt đau kéo dài vài tuần và đau nhiều hơn vào mùa đông. Nhưng ngoài khoảng thời gian trên thì người bệnh không có triệu chứng gì.
Những cơn đau thường xuyên, dai dẳng và phiền phức khiến người bệnh muốn được giảm đau nhanh, không tái phát.

1.2 Nôn và buồn nôn.

Nhiều bệnh nhân đau dạ dày khi đánh răng cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Hiện tượng này do vùng thực quản bị kích ứng bởi acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên. Hơn nữa, vì không có lớp bảo vệ niêm mạc thực quản nên còn tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết và nhiễm trùng.

1.3 Ợ hơi, ợ chua.

Chức năng tiêu hóa của dạ dày suy giảm, khiến thức ăn lưu trữ lâu hơn, lên men gây ợ hơi, ợ chua. Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng hoặc sau ăn 3-4 giờ. Ợ hơi, ợ chua thường xuyên kết hợp với đau dạ dày thực sự làm người bệnh rất khó chịu.

2. Nguyên nhân bạn bị đau dạ dày

2.1 Nguyên nhân nào khiến dạ dày bị đau?

Đau dạ dày là do sự mất cân bằng các yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ. Các yếu tố bảo vệ như lớp chất nhày mucus, bicarbonat, PG,… bị suy giảm, trong khi các yếu tố tấn công tăng lên, có thể kể đến như:

2.2 Vi khuẩn HP.

Các thống kê gần đây cho thấy khoảng 90% trường hợp mắc đau dạ dày là có vi khuẩn HP. Bình thường đây là vi khuẩn cộng sinh, không gây bệnh. Nhưng khi có các các yếu tố như ổ viêm loét, stress, thuốc lá,… thì HP vừa là nguyên nhân chính vừa là yếu tố tấn công.
Đường lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn HP là qua đường tiêu hóa. Do đó, chỉ cần 1 người trong nhà nhiễm vi khuẩn HP thì các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

2.3 Sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid.

Bệnh nhân bị viêm khớp, bệnh tim mạch,… thường phải sử dụng dài ngày các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, diclofenac,… Theo các bác sĩ thì nhóm thuốc này đã được chứng minh là 1 trong các nguyên nhân chính gây đau dạ dày.
Do đó, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo cần kết hợp sử dụng cùng các sản phẩm bảo vệ dạ dày để hạn chế tác dụng phụ này.

2.4 Stress & chế độ ăn uống – sinh hoạt chưa phù hợp

Trong cuộc sống hiện đại, con người thường xuyên bị căng thẳng từ áp lực công việc, xã hội,… Stress kéo dài ảnh hưởng tới thần kinh, làm rối loạn bài tiết acid dịch vị, gây đau dạ dày. Ngoài ra, bia rượu và thói quen ăn uống thất thường cũng làm ảnh hưởng xấu sức khỏe dạ dày.